Tết Nguyên Tiêu từ lâu đã là một ngày lễ quan trọng trong tín ngưỡng của nhiều người dân Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu tường tận ý nghĩa, nguồn gốc của ngày tết Nguyên Tiêu. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu hơn về ngày này nhé.
Tết Nguyên Tiêu là tết gì?
Tết Nguyên Tiêu tổ chức hàng năm vào rằm tháng Giêng âm lịch là ngày lễ tết cổ truyền của người dân Trung Quốc. Ngày lẽ này tại Việt Nam còn có tên gọi là Tết Thượng Nguyên. Đây là dịp quan trọng không kém so với Tết Nguyên Đán.
Nguồn gốc ra đời Tết Nguyên Tiêu
Tết Nguyên Tiêu là một ngày lễ hội cổ truyền tại Trung Quốc. Ngày lễ được tính từ giữa đêm 14 (đêm trước trăng rằm) và trọn ngày 15 (ngày rằm) tới nửa đêm ngày 15 (đêm trăng rằm) là thời gian lễ Tết Nguyên Tiêu.
Nguồn gốc Tết Nguyên Tiêu được ghi lại như sau: Tối ngày 15/1 âm lịch là thời điểm để mọi người ra đồng thu gom cây cỏ khô và châm lửa để tiêu hủy sâu bọ.
Theo một số ý kiến khác thì nguồn gốc Tết Nguyên Tiêu bắt đầu từ các hoạt động của Phật giáo. Theo đó, vào ngày này, các chư Tăng sẽ tập trung đông đủ để nghe Đức Phật thuyết pháp. Vì vậy, những người theo đạo Phật thường dùng ngày này để tưởng nhớ đến Đức Phật. Bởi đây là ngày trùng với Tết Nguyên Đán và ngày lễ Thượng Nguyên trong dân gian. Đồng thời, cũng là ngày rằm đầu tiên của năm mới nên thu hút sự tham gia của đông đảo người dân.
Ý nghĩa của Tết Nguyên Tiêu
Tết Nguyên Tiêu mang ý nghĩa là sự đoàn viên, đoàn tụ, là dịp để các thành viên trong gia đình ngồi lại, quây quần bên nhau cùng ăn một bữa cơm. Đây cũng là dịp để người dân lên chùa lạy Phật, ước nguyện cho một năm bình an, an lành và thực hiện cúng sao giải hạn.
Tết nguyên tiêu năm nay là ngày nào?
Dựa vào ngày rằm tháng giêng âm lịch, thì năm 2025, Tế Nguyên Tiêu sẽ rơi vào thứ 4, ngày 12 tháng 2 dương lịch, tết nguyên tiêu năm nay rơi vào giữa tuần mọi người cần có thời gian sắp xếp và chuẩn bị để có thể đi viếng lễ chùa đẻ tỏ lòng thành kính với Phật và tổ tiên của mình cũng như cầu bình an cho gia đạo.
Tết Nguyên Tiêu của người Hoa và người Việt khác nhau như thế nào?
Trung Quốc
Theo tập tập Trung Hoa ngày xưa, Tết Nguyên Tiêu hay còn gọi là Tết Trạng Nguyên, là dịp nhà vua hội họp các ông Trạng đến để tham dự yến tiệc tại vườn Thượng Uyển cùng xem hoa, thưởng nguyệt.
Ngày nay, Tết Nguyên Tiêu được coi là ngày lễ thiêng liêng nhất của đầu năm mới và còn được gọi là “lễ hội đèn hoa” hoặc “hội hoa đăng”, có thể bắt nguồn từ tục trưng đèn trên cây nêu trước cửa nhà, đốt đèn, chơi lồng đèn ngũ sắc thời Hán Vũ Đế. Những lồng đèn có hình thù rồng, phượng, mười hai con giáp hoặc những nhân vật cổ trong truyền thuyết, cổ tích được ưa chuộng.
Ngoài ra còn có tập tục khác cúng tế cầu an cầu phước, ăn bánh trôi, thi đoán hình thù trên lồng đèn, ngâm thơ. Người Đài Loan còn ghi những câu ước nguyện của mình vào đèn lồng và thả bay lên trời. Nhiều người còn xem đây là ngày Valentine phương Đông, tương tự như lễ Thất Tịch.
Việt Nam
Tại Việt Nam, ý nghĩa Tết Nguyên Tiêu đã có nhiều khác biệt so với Trung Quốc. Rằm tháng Giêng là một trong 4 ngày lễ lớn trong năm của người Việt, đặc biệt các Phật tử thường viếng chùa, lễ Phật cầu gia đạo bình an.
Vì thế, ngày càng đông người đến chùa, lễ Phật, cầu nguyện trong ngày rằm tháng Giêng. Đây là một tín hiệu tốt, thể hiện rõ nét tinh thần “Đạo Pháp và Dân Tộc”. Tuy nhiên so với rằm tháng Tư (Phật Đản) và rằm tháng Bảy (Vu Lan) thì rằm tháng Giêng không quan trọng bằng.
Khi chùa chiền được tự do sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo, được sửa chữa trùng tu to đẹp khang trang cùng với sự quan tâm khôi phục các lễ hội văn hóa truyền thống dân tộc của các cấp chính quyền và nhất là ý thức tìm về những giá trị sống của tổ tiên thông qua các lễ hội văn hóa của nhân dân được đánh thức, thì việc tham dự đông đảo các lễ hội như hội rằm tháng Giêng là điều bình thường.
Khá nhiều chùa chiền nhân dịp Tết Nguyên Tiêu đã lập đàn Dược Sư, tụng kinh Dược Sư trong suốt tháng Giêng (hoặc từ mùng 8 đến rằm tháng Giêng), khuyến khích Phật tử tham gia tụng niệm rồi phục nguyện hồi hướng công đức an lành cho Phật tử. Đây cũng là một hình thức tu tập, cầu nguyện để đem lại phước báo an lành như mong cầu của mọi người trước thềm năm mới.
Cúng Tết Nguyên tiêu vào giờ nào, ngày nào?
Thông thường cúng tết Nguyên tiêu rằm tháng Giêng được cúng vào chính rằm, tức là ngày 15 tháng 1 âm lịch. Nhưng theo điều kiện mỗi gia đình thì có thể cúng rằm vào khoảng từ ngày 14 – 15 tháng 1 âm lịch. Thời gian cúng rằm trước 19h ngày 15 tháng 1 âm lịch là được.
Về giờ cúng Rằm tháng Giêng, các gia đình có thể lựa chọn cúng vào giờ Thìn (7h-9h), giờ Ngọ (11h-13h), giờ (13h-15h) của ngày 15 tháng 1 âm lịch hoặc cúng vào giờ Thìn (7h-9h), giờ Tỵ (9h-11h) Giờ Thân (15h-17h), giờ Dậu (17h-19h) của ngày 14 tháng 1 âm lịch.
Mâm cúng Tết Nguyên Tiêu gồm những gì?
Tùy theo từng phong tục và văn hóa ở mỗi địa phương mà cách sắm lễ cúng Rằm tháng Giêng sẽ khác nhau. Chủ yếu mâm cỗ cúng dâng lên sẽ bao gồm một mâm cỗ mặn hoặc một mâm cỗ chay với đầy đủ các món ăn.
Mâm cúng chay Tết Nguyên Tiêu
Mâm cúng Tết Nguyên tiêu sẽ bao gồm từ 5-10-15-20 món khác nhau tùy theo điều kiện của gia chủ. Các món ăn đều được làm từ những nguyên liệu quen thuộc và gần gũi với thiên nhiên. Đặc biệt, các món ăn sẽ có 5 tông màu chủ đạo để tượng trưng cho ngũ hành với mong muốn vạn sự như ý, mọi sự hanh thông. Các món phổ biến bao gồm: Xôi đậu, chè, bánh trôi nước, hoa quả,…
Mâm cúng mặn Tết Nguyên Tiêu
Theo truyền thống, mâm cỗ mặn cúng Tết Nguyên Tiêu vào rằm tháng Giêng sẽ yêu cầu sự cầu kỳ với 4 bát và 6 đĩa. 4 bát ở đây là những bát canh như: canh măng, canh bóng, canh mọc và canh miến. Còn 6 đĩa ở đây là thịt gà, thịt heo, chả giò, xôi, bánh chưng, đĩa củ kiệu hoặc dưa muối.
Những lưu ý trong ngày Tết Nguyên tiêu
Không dùng hoa giả, trái cây giả
Rất nhiều gia đình sử dụng hoa giả, trái cây giả đặt trên ban thờ để làm cảnh cho đẹp, vì những loại hoa, quả giả này mẫu mã rất bắt mắt, dùng được lâu mà không lo hỏng, héo.
Tuy nhiên, việc bày hoa, quả giả trên bàn thờ hay trong mâm lễ cúng là việc làm không đúng. Thờ cúng phải tịnh tâm, nhà có sao dâng lên vậy, nên dùng hoa tươi, trái cây tươi để dâng cúng thần Phật, tổ tiên.
Không dùng đồ chay giả mặn
Rất nhiều gia đình tránh sát sinh trong ngày Rằm nên thường chọn mâm cỗ chay để dâng lên bàn thờ Phật và gia tiên, mong trong năm gia đình bình an, gặp nhiều điều may mắn, đây là một việc làm tốt. Tuy nhiên, gia chủ lưu ý, khi làm mâm cỗ cúng Tết Nguyên tiêu là đồ chay thì nên làm đồ thuần chay.
Không đốt nhiều vàng mã
Trọng tâm của lễ Tết Nguyên tiêu rằm tháng Giêng là cầu nguyện cho một năm mới an lành, khỏe mạnh, no đủ, thịnh vượng. Tuy nhiên, đạo Phật không bắt buộc phải đốt vàng mã cho người đã mất, không cổ xúy việc đốt vàng mã, vừa phí phạm lại ô nhiễm môi trường. Vậy nên, người dân đi lễ nên bằng tấm lòng thành kính, chứ không phải cố sắm mâm cao cỗ đầy hoặc đốt quá nhiều vàng mã gây lãng phí.
Dọn dẹp bàn thờ
Vào ngày Tết Nguyên tiêu rằm tháng Giêng, các gia đình thường lau dọn bàn thờ. Khi làm việc này lưu ý không xê dịch bát hương, trước khi lau dọn nên thắp 1 nén hương khấn xin Thần linh Thổ địa, tổ tiên về việc sẽ lau dọn ban thờ để chuẩn bị lễ cúng Tết Nguyên tiêu rằm tháng Giêng.
Không cúng thủ lợn
Theo quan niệm dân gian từ xưa tới nay, mâm cỗ cúng Tết Nguyên tiêu rằm tháng Giêng có thể cúng cả đồ chay và đồ mặn. Tuy nhiên, nếu gia chủ cúng mâm cỗ mặn thì nên nhớ, chớ nên cúng thủ lợn.
Thông thường các gia đình vẫn làm mâm cỗ cúng Tết Nguyên tiêu rằm tháng Giêng tương đối giống với mâm cỗ ngày Tết với những món truyền thống, trong đó có thịt gà, thịt lợn, giò chả, măng miến… Người ta cho rằng cúng thủ lợn không tốt, ngày đầu năm đã sát sinh, có thể ảnh hưởng đến vận phúc của cả gia đình trong năm, vì thế vẫn nên hạn chế là hơn.
Không dùng tiền giả, tiền có nguồn gốc bất chính
Gia đình Việt thường có thói quen đặt tiền thật lên bàn thờ khi cúng tế, ngụ ý muốn cầu xin tài lộc, may mắn. Tuy nhiên cần lưu ý, tiền này nên là tiền thật, do chính sức mình làm ra. Tuyệt đối không dâng lên tiền giả hay tiền có nguồn gốc bất chính, có được từ những hành vi phạm pháp hay trái với đạo đức.
Trên đây là toàn bộ thông tin về ngày Tết Nguyên Tiêu, hi vọng với những thông tin của chúng tôi, bạn đọc đã hiểu được nguồn gốc, ý nghĩa và sự khác biệt trong Tết Nguyên Tiêu của người Việt với người Trung. Chúc bạn cùng gia đình năm mới an vui, gặp nhiều may mắn thuận lợi trong học tập và làm việc.
Mạnh Cường