2507 lượt xem

Ngày toàn quốc kháng chiến là ngày nào và ý nghĩa lịch sử


Cách đây 75 năm, ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến cổ vũ tinh thần đấu tranh của toàn dân, toàn quân ta chống lại kẻ thù xâm lược.

Ngày toàn quốc kháng chiến 2021 là ngày nào?

Kế thừa hào khí chống giặc, giữ nước trong lịch sử dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng suốt chèo lái đưa con thuyền cách mạng vượt qua thác ghềnh “ngàn cân treo sợi tóc” bằng một quyết định quan trọng, một quyết định thể hiện sự lựa chọn của lịch sử vào ngày 19/12/1946 – Ngày Toàn quốc kháng chiến, khẳng định ý chí quyết tâm bảo vệ nền độc lập, thống nhất Tổ quốc với chân lý “không có gì quý hơn độc lập tự do”.

Năm nay, ngày toàn quốc kháng chiến rơi vào Chủ Nhật, ngày 19/12/2021 và trở thành một trong những sự kiện trọng đại đối với toàn dân tộc ta.

Ý nghĩa Ngày toàn quốc kháng chiến

Vào hồi 20 giờ ngày 19/12/1946, quân dân thủ đô Hà Nội đã nổ súng mở đầu cuộc kháng chiến trong toàn quốc. Ngày 20/12/1946, tại Hang Trầm (Chương Mỹ, Hà Đông), Đài Tiếng nói Việt Nam phát đi Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch.

Toàn văn “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh tuy ngắn gọn nhưng súc tích, giản dị, đanh thép, có sức cổ vũ, động viên và tổ chức lực lượng kháng chiến vô cùng mạnh mẽ. Trong giờ phút Tổ quốc lâm nguy, tình thế hết sức hiểm nghèo “ngàn cân treo sợi tóc”, từng câu từng chữ trong lời kêu gọi kháng chiến thiêng liêng của Bác nhanh chóng thấm nhuần sâu sắc vào tâm khảm nhân dân ta, khơi dậy mạnh mẽ lòng tự hào, tự tôn dân tộc, truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất, kiên cường của nhân dân Việt Nam; là hiệu lệnh làm sục sôi khí thế đấu tranh bằng sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ của người Việt Nam với mọi thứ vũ khí có sẵn, với một ý chí “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, một thái độ dứt khoát và kiên định: “Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.

Trong cuộc đấu tranh chống kẻ xâm lược, không còn con đường nào khác ngoài việc dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng Khi đã buộc phải kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh kiên quyết động viên toàn dân đứng lên chiến đấu:

“Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.

Hồ Chí Minh tuyên bố quyết tâm của nhân dân ta: “Thà hy sinh tất cả, chứ không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.

Kết thúc lời kêu gọi, Hồ Chí Minh khẳng định niềm tin tất thắng:

“Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta.

Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm!

Kháng chiến thắng lợi muôn năm!”

Có thể nói, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến 19/12/1946 đã thể hiện sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta, bám sát tình hình thực tiễn, nắm vững thời cơ, chọn đúng mặt trận chính, tính toán thời điểm nổ súng chính xác, biến bị động thành chủ động, tạo nên thế trận mới cho mặt trận Hà Nội có điều kiện giam chân quân địch hai tháng, để cả nước chuyển vào kháng chiến trường kỳ. Việc nổ súng phát động toàn quốc kháng chiến ngày 19/12 giữa Thủ đô là một trường hợp hiếm thấy trong lịch sử, thể hiện một nghệ thuật khởi đầu cuộc chiến tranh cách mạng thật đúng đắn, quả cảm và sáng tạo.

Nội dung Lời kêu gọi Ngày toàn quốc kháng chiến

Mở đầu, Hồ Chí Minh viết: “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa”. Khẳng định tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp; Đây là cuộc chiến tranh giữ nước; đồng thời tố cáo tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh do thực dân Pháp gây ra – kẻ xâm lược.
Thông qua Lời kêu gọi, Người khẳng định quyết tâm kháng chiến bảo vệ nền độc lập của nhân dân ta. Lời kêu gọi viết: “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên!”  Đây chính là sự xuất phát điểm của truyền thống anh dũng bất khuất của dân tộc, khát vọng độc lập của nhân dân Việt Nam, “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu làm nô lệ”.

Bút tích của Hồ chủ tịch trong về Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến

Do vậy, Hồ Chí Minh kêu gọi: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc”.Cùng với kêu gọi toàn thể nhân dân tham gia kháng chiến, Hồ Chí Minh kêu gọi: Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân! Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng để giữ gìn đất nước”.

Trong giờ phút cam go, Lời kêu gọi của Hồ Chí Minh với lực lượng vũ trang thể hiện tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Đây chính là quan điểm rõ nhất của Hồ Chí Minh cho tinh thần đại đoàn kết dân tộc trong cuộc kháng chiến chống một kẻ thù xâm lược mạnh hơn mình trên tất cả các mặt.

Đồng thời khẳng định tính tất yếu của thắng lợi cuối cùng chắc chắn thuộc về dân tộc Việt Nam. Kết thúc Lời kêu gọi, Hồ Chí Minh khẳng định một niềm tin tất thắng: “Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta”. Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm! Kháng chiến thắng lợi muôn năm!”.

Niềm tin của Hồ Chí Minh dựa vào cơ sở: “Chính ắt thắng tà”; dựa vào sức mạnh của chiến tranh nhân dân; quy luật vận động, phát triển biện chứng của chiến tranh cách mạng theo lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin; kinh nghiệm trong lịch sử kháng chiến chống xâm lược của nhân dân ta qua các thời kỳ lịch sử.

Huệ Trần

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *