2336 lượt xem

Ngày Pháp luật Việt Nam là ngày nào, nguồn gốc và ý nghĩa?


Bản Hiến pháp năm 1946 là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tất cả các bản Hiến pháp sửa đổi và toàn bộ hệ thống pháp luật của chúng ta”. Ngày 9/11 hàng năm được chọn là Ngày Pháp luật Việt Nam.

Ngày Phát luật Việt Nam là ngày nào 2021?

Ngày 9/11 hàng năm là Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật và giáo dục, nâng cao ý thức thượng tôn pháp luật của xã hội.

Nữ thần công lý – biểu tượng của ngành pháp luật

Năm nay, ngày Pháp luật Việt Nam rơi vào thứ 3, ngày 9/11/2021

Ý nghĩa Ngày pháp luật Việt Nam

Trên thế giới, có nhiều nước tổ chức “Ngày Pháp luật” hay “Ngày Hiến pháp” như một ngày hội để “thượng tôn pháp luật”, tôn vinh Hiến pháp – đạo luật gốc của mỗi quốc gia. Hiện có khoảng 40 quốc gia lấy ngày ký, ban hành hoặc thông qua Hiến pháp để hàng năm tổ chức kỷ niệm “Ngày Hiến pháp” của mình. Trong ngày này, các luật gia, luật sư và các hiệp hội nghề nghiệp về luật tổ chức nhiều hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật trong cộng đồng nhằm tăng cường hơn nhận thức của nhân dân, học sinh, sinh viên…về vị trí, vai trò tối thượng, không thể thay thế của Hiến pháp, pháp luật trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, đặc biệt là về các giá trị tự do, dân chủ, công lý, công bằng.

Ở Việt Nam, Luật phổ biến, giáo dục pháp luật được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 20/6/2012 quy định: “Ngày 09 tháng 11 hằng năm là Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Ngày Pháp luật Việt Nam 09/11 với dấu mốc đây là ngày ban hành bản Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước ta năm 1946, khởi đầu cho tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Là bản Hiến pháp của nền dân chủ đầu tiên của Nhà nước ta, Hiến pháp năm 1946 đã thấm nhuần, thể hiện triệt để tinh thần, tư tưởng của Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, là sự khẳng định mạnh mẽ các giá trị dân chủ, dân quyền, thượng tôn pháp luật và còn tồn tại bền vững cho đến ngày hôm nay. Các giá trị đó thể hiện tập trung nhất tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, được kế thừa trong các bản Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992.

Thống kê ngày Pháp luật Việt Nam qua các năm gần đây

Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2018 rơi vào thứ 6, ngày 9/11/2018

Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2019 rơi vào thứ 7, ngày 9/11/2019

Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2021 rơi vào thứ 3, ngày 9/11/2021

Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2022 rơi vào thứ 4, ngày 9/11/2022

Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2023 rơi vào thứ 5, ngày 9/11/2023

Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024 rơi vào thứ 7, ngày 9/11/2024

Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2025 rơi vào chủ nhật, ngày 9/11/2025

Những hoạt động tổ chức trong ngày Pháp luật Việt Nam

Về việc tổ chức các hoạt động trong dịp kỷ niệm ngày Pháp luật Việt Nam, chính phủ đã ban hành riêng một Nghị định quy định về vấn đề này. Cụ thể, tại Nghị định 28/2013/NĐ-CP, Chính phủ quy định ngày Pháp luật có thể được tổ chức dưới các hình thức như: Mít tinh; Hội thảo; Tọa đàm; Thi tìm hiểu pháp luật; Tuyên truyền, phổ biến pháp luật lưu động, triển lãm và các hình thức khác theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.

Theo lẽ đó, các hoạt động hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam như thông lệ sẽ bao gồm: Vận động nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật; Tuyên truyền, phổ biến các quy định của Hiến pháp, pháp luật thiết thực với đời sống của nhân dân; Giáo dục cán bộ, công chức, viên chức và người dân ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật…

Những lời chúc mừng ý nghĩa ngày Pháp luật Việt Nam

Một thông điệp yêu thương, tri ân đặc biệt gửi đến bạn bè, người thân hay đối tác khách hàng đang tham gia lĩnh vực thực thi pháp luật sẽ là món quà tinh thần khiến họ cảm kích trước tấm lòng của bạn.

– Nhân ngày Pháp luật Việt Nam 9/11, xin chúc đồng chí nhiều sức khoẻ để tiếp tục cống hiến trí lực cho ngành pháp luật Việt Nam, đem đến công lý và lẽ phải chơ đời sống xã hội.

– Xin kính chúc anh/chị tâm sáng, lòng trong, trí thép để giữ vững tinh thần lao động, chiến đấu hăng say trong sự nghiệp bảo vệ kỷ cương, pháp luật, công bằng và bình an trong toàn xã hội, mãi mãi là điểm tựa công lý vững chắc cho mọi người, mọi nhà.

– Kính chúc đồng chí luôn thật nhiều sức khoẻ, thành công trong sự nghiệp, gia đình hạnh phúc tròn đầy viên mãn. Hi vọng đồng chí luôn giữ được ngọn lửa yêu nghề, cống hiến hết sức mình để góp phần xây dựng một xã hội phát triển toàn diện, công bằng và tự do dân chủ.

– Nhân kỷ niệm ngày Pháp luật Việt Nam 9/11, kính chúc tập thể đồng chí, cán bộ nhiều sức khoẻ, hạnh phúc và nhiều thành công. Xin chúc các đồng chí luôn hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ thực hiện quyền hành pháp của cơ quan nhằm đem đến một đất nước bình an, hoà bình, công bằng xã hội, góp phần thức đẩy sự nghiệp phát triển của đất nước ta.

– Xin gửi lời tri ân sâu sắc vì sự giúp đỡ tận tình của anh/chị trong thời gian đối với gia đình chúng tôi. Nhân ngày Pháp luật Việt Nam 9/11, tôi cũng thay mặt gia đình kính chúc anh/chị thật nhiều sức khoẻ và mọi điều tốt lành nhất.

– An unjust law is itself a species of violence (Mahatma Gandhi).

Tạm dịch: Luật lệ không công bằng, tự nó đã là một dạng bạo lực.

– Man became free when he recognized that he was subject to law (Will Durant).

Tạm dịch: Con người trở nên tự do khi anh ta nhận ra mình bị luật lệ ràng buộc.

Hi vọng bài chia sẻ của Quavang đã mang đến cho các bạn độc giả những thông tin hữu ích về ngày Pháp luật Việt Nam.

Trí Lâm

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *